Phương pháp dạy con độ tuổi mầm non
Những điều mẹ dạy để bé trở thành một đứa trẻ ngoan.
Những điều cha mẹ dạy để bé trở thành một đứa trẻ ngoan
Với mong muốn được đồng hành cùng cha mẹ, dạy bảo các con trở thành những đứa trẻ ngoan. Mầm Non Tràng An Montessori xin được chia sẻ với Quý phụ huynh “Những điều mẹ cần dậy bé”.
Cha mẹ sẽ quan sát con để khen ngợi và uốn nắn kịp thời ngay khi trẻ gặp phải những tình huống này thì trẻ sẽ nhớ rất lâu và sau một quá trình theo dõi, chỉ bảo cho con, cha mẹ sẽ thấy nhiều điều bất ngờ thú vị.
1, Khi con muốn điều gì con hãy hỏi “được không ạ?”
2, Con hãy nói “cảm ơn” khi nhận được sự giúp đỡ hay bất cứ thứ gì từ người khác.
3, Con không được cắt ngang lời người lớn trừ khi đó là một trường hợp khẩn cấp. Nếu con muốn nói gì hãy đợi người lớn nói chuyện xong. Nếu con muốn can thiệp vào câu chuyện đang dở của mẹ, con hãy nói: “mẹ ơi cho con hỏi một chút thôi”, “mẹ ơi con có chuyện muốn nói”....
4, Con không được phép tự ý sử dụng đồ của người khác khi chưa nhận được sự đồng ý của chủ nhân. Mẹ giải thích với con đây là một hành động bất lịch sự, và có thể gây hiểu nhầm là trộm đồ. Vì vậy nếu muốn mượn thì con cần phải xin phép.
5, Con không được nói những từ ngữ tiêu cực, bất lịch sự.
6, Con không được nhận xét, đánh giá, chê bai người khác.
7, Nếu có ai hỏi thăm con về tình hình sức khỏe, học tập... thì phải lịch sự trả lời và không quên hỏi lại họ những điều tương tự.
8, Trước khi vào phòng hoặc nhà của người khác phải gõ cửa và xin phép mới được vào.
9, Khi con được nhận quà, hãy tỏ thái độ tích cực và luôn nói lời cảm ơn.
10, Con không được đặt biệt danh xấu cho bạn bè hay người khác vì đó là một hành động không hay.
11, Con không được lấy người khác ra làm trò đùa vì đây là một việc làm xấu.
12, Dạy con cách ngồi vào bàn ăn lịch sự, biết sử dụng đũa, thìa và các vật dụng khác đúng cách và luôn có một chiếc khăn khi đang ăn. Mẹ hướng dẫn con không được dùng tay để lau mũi, lau miệng, hay bôi tay có dính bẩn vào quần áo, đồ đạc.
13, Nếu chẳng may va đụng vào người khác, con phải biết nói lời xin lỗi.
14, Phải che miệng khi ngáp, ho hoặc hắt xì.
15, Dạy con biết xếp hàng chờ đến lượt.
16, Khi đi ngoài đường, nếu con gặp người lớn tuổi đang vất vả làm một việc gì đó, con hãy hỏi thăm xem họ có cần giúp đỡ hay không.
17, Khi người lớn yêu cầu làm việc gì, con nên có thái độ kính trọng và vui vẻ làm việc đó.
Khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ
Cách khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ
Nếu biết cho con ăn đúng cách, bạn vừa có thể khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ, tạo dựng thói quen tốt cho bé, lại giúp bé bổ sung dinh dưỡng tốt nhất.
Khi trẻ mắc chứng biếng ăn, bạn cần phải làm gì? Các mẹo do các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia đề xuất sau đây sẽ là cứu cánh cho bạn.
Là cha mẹ, bạn thường chuẩn bị thật nhiều món ăn mà bạn cho là bổ dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên đôi khi bé trở nên chán ăn, không chịu ăn những món bạn nấu.
Biếng ăn là một vấn đề khá thường gặp. Một số dấu hiệu của chứng biếng ăn để bạn có thể nhận biết sớm là:
1. Trẻ không chịu ăn hết khẩu phần, hoặc bữa ăn bị kéo quá dài (hơn 1 giờ).
2. Trẻ bú ít, ăn ít hơn bình thường.
3. Trẻ ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt.
4. Trẻ không ăn một số thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa.
5. Trẻ từ chối không chịu ăn, chạy trốn khi thấy thức ăn.
6. Trẻ nhìn thấy thức ăn là có phản ứng buồn nôn.
Đừng quá lo lắng, bực bội, chán nản buồn rầu vì tâm lý của bạn sẽ gây ảnh hưởng đến trẻ. Bạn cần bình tĩnh, giữ tâm lý thoải mái để lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, chế biến một cách sáng tạo và động viên trẻ ăn.
Cách phòng tránh biếng ăn cho trẻ
Cho trẻ ăn bổ sung đúng thời điểm - tròn 6 tháng/180 ngày. Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn.
Cho trẻ ăn vừa đủ lượng và số bữa phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Khẩu phần của trẻ cần phù hợp với độ tuổi của bé. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều làm trẻ quá no khiến trẻ khó chịu dẫn đến sợ ăn.
Cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn để phòng tránh thừa hoặc thiếu vitamin, khoáng chất. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chán ăn ở trẻ.
Cố gắng cho trẻ ăn đúng bữa.
Không khí cho trẻ ăn phải vui vẻ, thoải mái. Bữa ăn hãy là khoảng thời gian của yêu thương và học hỏi.
Không nên bắt ép con ăn, không mắng mỏ dọa dẫm. Kiên nhẫn động viên, khuyến khích trẻ ăn. Hạn chế tối đa sự mất tập trung khi cho trẻ ăn, không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem ti vi, chơi trò chơi hay đi rong.
Cách khắc phục khi trẻ có dấu hiệu biếng ăn
Bạn hãy thay đổi thức ăn cho trẻ hàng ngày, cho bé ăn nhiều món khác nhau. Hãy cho bé ăn món bé thích.
Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt cá. Cho bé ăn lượng cân đối các dạng thức ăn.
Có thể thay đổi cách chế biến để cho trẻ ngon miệng.
Trang trí, chuẩn bị món ăn thật đẹp đẽ, nhiều màu sắc, hương vị, hấp dẫn.
Hãy chuẩn bị một số mẩu thức ăn nhỏ mềm, bắt mắt để trẻ có thể tự cầm nắm và tự ăn.
Nếu trẻ từ chối ăn một loại thức ăn mới, bạn đừng cố ép mà hãy thử lại vào một dịp khác.
Cho trẻ ăn làm nhiều bữa trong ngày, cho ăn thêm nhiều bữa phụ là cách hiệu quả hơn là bắt trẻ ngồi yên ăn những bữa lớn.
Không cho trẻ ăn quà vặt như bánh kẹo, nước ngọt,... trước bữa ăn. Những thức ăn đó không có vitamin và khoáng chất mà còn làm bé bị ngang bụng, mất cảm giác đói và thèm ăn nên bé không chịu ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng khác.
Cho trẻ ăn khi trẻ thấy đói, khi trẻ từ chối ăn, bạn có thể không ép mà đợi đến lúc trẻ thấy đói, muốn ăn, đòi ăn thì cho bé ăn.
Cho trẻ vận động, chơi, chạy nhảy hay tắm trước khi ăn để trẻ thấy đói.
Cho trẻ ăn cùng bạn, cùng gia đình trong bữa ăn. Bạn có thể ăn thức ăn của trẻ và cho trẻ thử ăn thức ăn của bạn nếu phù hợp để động viên trẻ ăn. Khen thức ăn ngon và tươi cười, khuyến khích trẻ thật nhiều để trẻ tự tin và thích thú ăn.
Nên cho trẻ tự xúc ăn, tự cầm thức ăn để ăn.
Khen ngợi trẻ khi trẻ chịu ăn, dù chỉ là một lượng thức ăn nhỏ.
Những dấu hiệu nào cho thấy bạn cần cho bé thăm khám bác sĩ?
Việc trẻ trở nên chán ăn hoặc ăn ít đi trong một thời điểm nào đó (mọc răng, tập nói, tập đi) là hết sức bình thường. Thường trong năm đầu đời trẻ phát triển rất nhanh (trung bình trẻ một tuổi tăng cân gấp 3 lần khi mới sinh), sau đó trẻ tăng cân chậm dần đi. Do vậy, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng tăng chậm hơn. Đồng thời, khi trẻ bắt đầu biết đi, biết chạy, trẻ không chịu ngồi yên dù là để ăn cũng ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết trẻ có thể tự hình thành nhu cầu thức ăn cần thiết để trẻ phát triển. Xin đừng ép trẻ ngày nào cũng phải ăn đủ. Trẻ có thể không cần ngày nào cũng phải ăn đủ một lượng thức ăn nhất định mà bạn hãy tính lượng thức ăn trẻ ăn được trong cả tuần đã phù hợp hay chưa.
Top 10 thức ăn bổ dưỡng cho não
Top 10 thức ăn bổ sung cho não
Bạn muốn con mình học giỏi hơn? Hãy quan tâm tới chế độ ăn của bé. Một số thực phẩm “bổ não” có thể kích thích sự phát triển của cơ quan này, giúp cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung của trẻ.
Những lý do khiến bạn nên đọc sách cho con
Những lý do khiến bạn nên đọc sách cho con
1. Một mối quan hệ bền vững với bạn
Khi con bạn lớn dần lên, chúng sẽ được chơi đùa, chạy nhảy và không ngừng khám phá môi trường xung quanh. Cùng nhau đọc một cuốn sách sẽ giúp bạn và con lưu lại những khoảng thời gian ngọt ngào, âu yếm khi chúng còn là những đứa trẻ. Thay vì coi đọc sách là một nhiệm vụ hay công việc thì hãy coi đó là một hoạt động nuôi dưỡng mối quan hệ của cha mẹ và con cái gần nhau hơn.
2. Học tập xuất sắc
Một trong những lợi ích chính của việc đọc sách đối với trẻ trong độ tuổi tập đi và mẫu giáo nói chung là có thái độ học tập tốt hơn. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những trẻ được tiếp xúc với đọc trước khi đi học thường học tốt các môn học hơn những trẻ khác. Tóm lại, nếu một học sinh gặp khó khăn với các từ ngữ, câu chữ thì liệu chúng có thể nắm bắt được những khái niệm toán học, khoa học và xã hội khi chúng bắt đầu bước vào chương trình tiểu học hay không?
3. Kỹ năng nói cơ bản
Trong suốt thời kỳ tập đi và mẫu giáo, con bạn đang học ngôn ngữ căn bản và kỹ năng phát âm. Khi nghe bạn đọc sách, con bạn sẽ được củng cố thêm những âm thanh cơ bản để hình thành ngôn ngữ. “Đọc giả vờ” – Khi trẻ lật giở những trang sách và “nói linh tinh” với một sự thích thú thì đây là hoạt động rất quan trọng trước khi biết chữ và con bạn có thể sẽ bắt đầu đọc bằng ngôn ngữ riêng của mình.
4. Những điều căn bản về cách đọc sách
Trẻ con không sinh ra với một kiến thức bẩm sinh là đọc từ trái sang phải hoặc hiểu rằng những từ ngữ trong một trang sách tách biệt với hình ảnh. Những kỹ năng trước khi đọc cần thiết như trên có được là một trong những lợi ích của việc đọc sách từ nhỏ.
5. Kỹ năng giao tiếp tốt hơn
Khi bạn dành thời gian để đọc sách cho trẻ trong độ tuổi tập đi, chúng có nhiều khả năng thể hiện bản thân và giao tiếp với người khác một cách mạnh dạn. Do được tiếp xúc với sự tương tác của các nhân vật trong các cuốn sách mà bạn đọc cho con cũng như sự giao tiếp với bạn trong lúc nghe kể chuyện, con bạn sẽ tích lũy được những kỹ năng giao tiếp có giá trị.
6. Nắm bắt ngôn ngữ
Đọc sách sớm cho trẻ nhỏ có liên quan đến sự nhanh nhạy nắm bắt các nguyên tắc cơ bản của ngôn ngữ khi chúng bước vào cánh cửa trường học.
7. Kỹ năng tư duy logic tốt hơn
Một minh chứng khác về tầm quan trọng của việc đọc sách cho con đó là khả năng tiếp nhận các khái niệm trừu tượng, áp dụng logic trong các hoàn cảnh khác nhau, nhận biết được nguyên nhân, kết quả và khả năng phán đoán tốt. Khi những đứa trẻ kết nối những tình huống trong sách với những gì đang xảy ra trong thế giới của chúng, chúng sẽ trở nên thích thú hơn với những câu chuyện mà bạn chia sẻ với chúng.
8. Chào đón những trải nghiệm mới
Khi con bạn phải đối mặt với những mốc phát triển chính hay những căng thẳng có thể xảy ra, cùng nhau chia sẻ một câu chuyện với nội dung tương tự là một cách tuyệt vời để giúp giảm nhẹ bớt quá trình chuyển đổi. Ví dụ, nếu con bạn cảm thấy lo lắng về việc bắt đầu đi học, hãy đọc một câu chuyện có đề tài giống như vậy để cho chúng thấy rằng sự lo lắng là điều rất bình thường.
9. Rèn luyện tính tập trung và kỷ luật
Trẻ trong độ tuổi tập đi có thể ban đầu cảm thấy lúng túng, mất tập trung trong khi bạn đọc sách, tuy nhiên cuối cùng chúng cũng sẽ học được cách ngồi xuống và lắng nghe câu chuyện của bạn. Do đó chúng có thể có được tính tự giác cao hơn, độ tập trung lâu hơn và khả năng ghi nhớ tốt hơn, những điều này sẽ rất có ích với trẻ khi chúng đi học.
10. Nhận thức được rằng: đọc sách rất thú vị!
Đọc sách cho trẻ từ khi còn nhỏ giúp chúng coi sách như một niềm đam mê chứ không phải là một công việc nhàm chán. Trẻ được tiếp xúc với sách sớm thường hay chọn sách để giải trí hơn là game, tivi hay bất kỳ một hình thức giải trí nào khác khi chúng lớn hơn.
Đọc sách cho con là một trong những điều quan trọng nhất mà các bậc phụ huynh có thể làm được để chuẩn bị cho các con một nền tảng học tập xuất sắc trong tương lai.
Theo Trí Thức Trẻ.
Những việc trẻ cần biết làm khi lên 5 tuổi
Những việc trẻ cần biết làm khi lên 5 tuổi
Biết cách ăn uống độc lập và sạch sẽ, biết tự đi vệ sinh, biết kết bạn… là những việc trẻ 5 tuổi cần biết làm, trước khi vào tiểu học.
Biết sử dụng đũa hoặc thìa dĩa khi ăn
Ở tuổi này, trẻ không nên ăn bốc hay liếm bát đĩa nữa. Ngoài ra, cầm đũa, thìa, dĩa… cũng giúp trẻ tăng vận động tinh và viết đẹp hơn.
Biết nói cám ơn và xin lỗi
Ở độ tuổi này trẻ cần biết nói cám ơn khi cần và xin lỗi khi làm sai
Ăn uống độc lập và sạch sẽ
Đến tuổi này, trẻ hoàn toàn có thể tự ăn và không làm rơi vãi thức ăn xuống sàn nhà.
Biết cách sử dụng nhà vệ sinh
Theo các chuyên gia, đến tuổi này, trẻ cần biết cách sử dụng nhà vệ sinh và có thể lau chùi sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
Biết cách hỉ và lau mũi
Cha mẹ hoàn toàn có thể tin tưởng khi để học sinh mẫu giáo lớn tự tìm khăn và chăm sóc mũi mình khi cần thiết.- Ảnh: MSN.
Tự mặc quần áo
Nếu bé rên rỉ về việc tự đi tất hay mặc quần áo sẽ mất thời gian, hãy cứ để bé làm. Bạn có thể cho bé hẳn 10 phút để làm việc này mỗi sáng trước khi đến trường.
Tự chọn trang phục mình mặc
Hãy cứ vui vẻ nếu bé chỉ thích mặc màu tím, thích phối quần cam và áo xanh da trời. Ở tuổi lên 5, việc bé biết tự chọn trang phục cho mình có giá trị hơn là việc bé mặc phải đúng thời trang như bố mẹ
Biết sử dụng các nút áo quần và dây kéo khóa
Đây là thời điểm tốt nhất để hướng dẫn con bạn cài hay mở các nút cúc cũng như dây kéo khóa. Có thể biến việc này thành một trò chơi và cho bé luyện tập hàng ngày.
Biết cách đi giày
Thời gian tốt nhất để khuyến khích bé đi giày mà không cần sự giúp đỡ là vài phút trước khi đi ăn tiệc hay chuẩn bị đi chơi, đến nơi mà bé rất thích.
Biết rửa mặt
Hãy cho bé vào phòng tắm và xem bạn rửa mặt. Bạn cần chỉ dẫn bé từng bước: cách lấy sữa rửa mặt, nhắm mắt khi xoa sữa lên mặt, dùng khăn và nước rửa sạch lại. Sau đó, hãy để bé tự thực hành.
Biết chải răng
Bạn có thể vẫn phải theo dõi bé chải răng mỗi sáng và tối để đảm bảo bé không chỉ ngậm bàn chải. Tuy nhiên, thực tế 5 tuổi là trẻ hoàn toàn có thể tự lấy kem đánh răng và chải răng.
Biết điều chỉnh nước tắm
Hãy giúp trẻ hiểu rõ nhu cầu của mình bằng cách hỏi bé có cảm thấy nước nóng hay lạnh không, sau đó hướng dẫn bé tự chỉnh các nút nước nóng lạnh.
Biết kết bạn
Nếu bé đi học mầm non, hẳn bé sẽ biết cách chơi với các bạn khác. Bạn cũng có thể khuyến khích bé kết bạn bằng cách thường xuyên cho bé đi đến nhà người quen có con cùng độ tuổi.
Biết chờ tới lượt của mình
Với trẻ 2 tuổi, chia sẻ là từ không có trong suy nghĩ, nhưng đến 5 tuổi, trẻ có thể hiểu được tầm quan trọng của việc chia sẻ với người khác, điều đó sẽ giúp bé có bạn bè cùng chơi
Gọi điện thoại kêu gọi sự giúp đỡ
Các giáo viên mầm non đều yêu cầu trẻ phải nhớ được số điện thoại của bố mẹ. Ngoài ra, họ cũng dạy trẻ cách gọi cho số khẩn cấp (ví dụ 113) để kêu gọi sự giúp đỡ trong những tình huống khẩn cấp
Nguyên tắc áp dụng phương pháp Montessori tại nhà
Khi áp dụng phương pháp Montessori, ngoài việc phải chuẩn bị một môi trường tốt cho trẻ, đầy đủ các bộ giáo cụ Montessori cần thiết, thì một yếu tố then chốt nữa là cha mẹ phải nắm được các nguyên tắc khi áp dụng phương pháp Montessori. Dưới đây là 5 nguyên tắc Montessori:
1. Nguyên tắc ĐƠN GIẢN: Bạn cần nhớ, đối với trẻ, mọi thứ càng đơn giản càng giúp trẻ hiểu một cách nhanh nhất và sâu sắc nhất. Ví dụ khi trẻ đưa ra các câu hỏi Tại sao?, bạn cần giải thích với các từ dễ hiểu và đơn giản nhất, hay khi bạn muốn dạy trẻ về một điều gì đó hãy đi thẳng vào vấn đề, đừng nói dài dòng hay vòng vo, sẽ khiến trẻ rất khó hiểu. Ví dụ như khi bạn mua một bộ chữ cái về, và các chữ cái có màu khác nhau. Nếu bạn muốn dạy con về chữ, chỉ tập trung đọc tên chữ cái cho con nghe, không nên nói: chữ A màu vàng, chữ B màu xanh…Bạn nghĩ như vậy sẽ dạy kết hợp cả 2 khiến trẻ vừa nhớ chữ, vừa nhớ màu, nhưng như vậy là SAI lẦM.
2. Nguyên tắc BÌNH TĨNH: Nếu bạn tiếp xúc với trẻ giai đoạn từ 2-3 tuổi, chắc chắn bạn sẽ có lúc stress nặng, bạn cảm thấy không thể kiên nhẫn. Nhưng giữ bình tĩnh là nguyên tắc vô cùng quan trọng để bạn có thể dạy và hiểu được trẻ. Chúng ta thường xuyên giục trẻ: nhanh lên, hay thấy con tự đi dép lâu là làm giúp con ngay. Như vậy thì con cái sẽ không thể trưởng thành được, lúc này bạn chỉ cần bình tĩnh, kiên nhẫn và chờ đợi. Hay khi trẻ 2 tuổi không dọn đồ chơi về chỗ cũ, càng sai trẻ càng lờ đi, mẹ hãy bình tĩnh và dọn một vài đồ làm mẫu trước, trẻ có thể sẽ ngay lập tức đòi cất lại đồ mẹ đã cất, như vậy con cũng đã học được cách dọn đồ, qua thời gian trẻ sẽ hình thành thói quen ngăn nắp. Đừng nóng vội khi nuôi dạy con, đó là tối hậu thư dành cho các bậc cha mẹ.
3.Không có PHẦN THƯỞNG hay SỰ TRỪNG PHẠT: Chúng ta qua nhiều thế hệ đã quen với cách dạy là có phần thưởng hay sự trừng phạt, điều đó được ăn sâu từ gia đình tới trường học. Ví dụ nếu con được điểm 10 thì mẹ sẽ thưởng gì, còn điểm kém sẽ bị phạt. Hay vì con nghịch bẩn ra nhà nên mẹ sẽ phạt con úp mặt vào tường…Hãy từ bỏ thói quen đó khi bạn dạy con. Đối với trẻ phần thưởng hay sự trừng phạt không hề tác động tới sự phát triển về mặt nhận thức nhiều, điều quan trọng là phải giải thích một cách logic về những việc trẻ làm sẽ tạo ra kết quả như thế nào. Cụ thể là nếu con làm bẩn ra nhà thì con cần phải tự dọn dẹp lại, đó là kết quả do con tạo ra, và con phải chịu trách nhiệm.
4. Hãy để con TẬP TRUNG : Khi trẻ làm việc gì đó, cha mẹ nên quan sát và tránh ngắt quãng hay xen vào vội vàng, như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới tính tập trung của trẻ.
5. Nguyên tắc: Nghe-Quên, Nhìn-Nhớ, Làm-Hiểu. Hãy để trẻ thực hành một cách tối đa, học qua phương pháp thực hành.
Nguồn Dayconkieunhat.com
Khi con không chào người lớn
"Con chào ông bà đi", "Sao con chưa chào bác"... là những câu mà các bố mẹ thường dùng khi con mình gặp người lớn mà không chào hỏi, tuy nhiên, đây không phải là cách xử lý khôn ngoan theo chia sẻ của một cô giáo Montessori.
6 bước đưa con đi nhà trẻ khiến con luôn khỏe mạnh, ham học
Có không ít cha mẹ đột ngột đưa con tới lớp (đi trẻ) khi thấy con đã đủ lớn để rồi sau đó lại vật vã vì con ốm, sợ đi lớp. Thực ra, nếu cha mẹ hiểu được nguyên nhân, mọi việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
14 qui tắc nuôi con của người Nhật khiến thế giới ngưỡng mộ
Mẹ Nhật Nam chia sẻ 10 ‘câu thần chú’ nên nói với con
Ngày đầu tiên đi học
Đi học là một thay đổi cực kỳ lớn lao quan trọng với cho trẻ em và cả gia đình, cảm giác lo lắng sợ sệt kia cũng là một phản ứng hoàn toàn bình thường thôi. Tuy nhiên có rất nhiều cách để bạn tác động giúp quá trình này diễn ra suôn sẻ hơn, đồng thời mở đường tiếp cận và tham gia vào việc học hành của con sau này.