Tin tức - Sự kiện

Mầm Non Tràng An Montessori tổ chức hội thi giáo viên giỏi chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11

Để lập thành tích chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam, Mầm Non Tràng An Montessori đã long trọng tổ chức hội thi giáo viên giỏi kết hợp làm đồ dùng đồ chơi cấp cơ sở vào ngày 11/11/2016. Hội thi đã mang đến rất nhiều tiết dạy hay, sáng tạo của các cô giáo trong trường. Các tiết học theo đúng chương trình giáo dục mầm non được kết hợp với các bộ đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, tận dụng nguyên liệu thiên nhiên giúp trẻ hứng thú học tập.

Tuy nhà trường mới thành lập nhưng đội ngũ giáo viên đều có chuyên môn vững vàng, am hiểu chương trình giáo dục trẻ mầm non. Ban giám khảo làm việc rất công tâm đã chọn lựa được những tiết dạy hay, đồ dùng đồ chơi đẹp, sáng tạo để trao giải vào dịp kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11.

Một số hình ảnh của hội thi:

Tiết dạy tạo hình (5-6 tuổi) đạt giải nhất của cô giáo Phạm Thị Doan

 

Tiết dạy kể chuyện (2-3 tuổi) đạt giải nhì của cô giáo Hoàng Thị Hồng Yến

 

Tiết dạy âm nhạc (3-4 tuổi) đạt giải nhì của cô giáo Phạm Thị Thùy Dung

Qua bàn tay khéo léo của các cô giáo, những bộ đồ dùng đồ chơi được tạo nên rất đẹp mắt và thiết thực cho các hoạt động giáo dục trẻ

 

                                                                          Đồ dùng, đồ chơi chơi do các cô giáo tự làm

Kết quả của hội thi được công bố ngay sau khi kết thúc:

Giải nhất: Cô giáo Phạm Thị Doan

Giải nhì: Cô giáo Hoàng Thị Hồng Yến và cô giáo Phạm Thị Thùy Dung

Các tiết dạy rất hay, sôi nổi được kết hợp những đồ dùng, đồ chơi thiết thực với chương trình giáo dục mầm non. Hội thi là nơi các cô giáo thể hiện tài năng, tính sáng tạo và lòng nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ. BGH nhà trường đã nhiệt tình ủng hộ và điều kiện cho các cô giáo có thể hoàn thành phần thi một cách tốt nhất. Hội thi kết thúc thành công tốt đẹp.

 

 

 

Bé Vui Trung Thu 2016.

15h30 chiều ngày 13/9/2016, Mầm non Tràng An Montessori tổ chức “Vui tết trung thu” cho các bé.


Cùng tham gia với các bé có đông đủ các bậc phụ huynh đại diện cho cha mẹ học sinh các lớp. Tết Trung thu năm nay ở Mầm Non Tràng An Montessori có Mâm cỗ đón chị Hằng và chú Cuội được các cô giáo chuẩn bị chu đáo và rất đẹp mắt với chú chim công được làm từ nải chuối, chú chó nhật với bộ lông bằng các múi bưởi trắng tinh, chú nhím từ những quả nho xanh, hai cụ rùa bằng vỏ bưởi…


Các cô trong trang phục cô Tấm, chị Hằng, chú Cuội rực rỡ sắc màu. Các bé có đèn Ông sao, mặt nạ..., hòa chung với tiếng nhạc rộn ràng các bé được chơi rước đèn, múa đầu lân và chơi các trò chơi thật vui nhộn. Không những thế các bé được múa hát cùng chị Hằng Nga, được đùa vui cùng chú Cuội, vẻ mặt bé nào cũng ánh lên sự vui tươi và hồn nhiên trông thật đáng yêu. Cuối buổi, các bé được phá cỗ cùng Chị Hằng và chú Cuội, được nhận quà của Nhà trường dành cho các bé mang về là bánh trung thu cá vàng và các bạn có sinh nhật trong Tháng 9 được thổi nến hát bài chúc mừng sinh nhật, sau đó nhận quà từ Chị Hằng, Chú Cuội. Không gian “Vui tết trung thu” ở nơi đây tràn ngập tiếng cười.


Lễ hội Trung thu kết thúc đã để lại ấn tượng háo hức, vui tươi trong lòng các bé, Nhìn các con vui chơi nhà trường càng vững tin bước vào năm học mới với những kết quả tốt đẹp. 
Sau đây là một số hình ảnh lễ hội Trung thu của các bé.

 

 

 

 

 

Quy trình đào tạo
Phương pháp giáo dục

1. Người sáng lập – Tiến sĩ Maria Montessori

Trường mầm non quốc tế tại Ninh Bình TranAn Montessori thiết kế và triển khai chương trình mầm non theo quan điểm giáo dục của Tiến sĩ Maria Montessori (31/8/1870 – 6/5/1952)

Kỹ năng sông và học tập

Chương trình đào tạo “Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – thời kỳ vàng của trẻ để hình thành nhân cách cho một con người khi trưởng thành” là một chương trình đào tạo rất đặc biệt, nội dung chương trình bám vào hai vấn đề hết sức cần thiết cho trẻ đó là “giá trị sống” / “Living Values” và “kỹ năng sống” / “Life Skills” nhằm xây dựng vẻ đẹp tâm hồn, phẩm cách con người, tăng sức đề kháng và năng lực hội nhập cho con trẻ ngay hôm nay và tự tin vững bước trong tương lai. Mầm non Tràng An Montessori chỉ bằng phương pháp chơi mà học-học mà chơi không gây áp lực học hành mà bé vẫn được tiếp nhận một lượng kiến thức một cách rất tự nhiên.

Định hướng phát triển chương trình giáo dục Montressori

1. Người sáng lập – Tiến sĩ Maria Montessori

Trường mầm non quốc tế tại Tràng An Sakura Montessori thiết kế và triển khai chương trình mầm non theo quan điểm giáo dục của Tiến sĩ Maria Montessori (31/8/1870 – 6/5/1952) là chuyên gia người Ý trong nhiều lĩnh vực như triết học, nhân văn học, giáo dục học và đồng thời bà được biết đến như là nữ bác sĩ đầu tiên của Ý. Bà đã xây dựng và phát triển phương pháp giáo dục Montessori và là người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực giáo dục lứa tuổi mầm non.

2. Phương châm đào tạo Montessori
Lấy trẻ làm trọng tâm
Tôn trọng đặc điểm, tính riêng biệt của từng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo khả năng riêng của mình
Khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh.
Montessori là phương pháp lấy khả năng tự học là nền tảng cơ sở.

Chú trọng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có, không áp đặt trẻ, chỉ quan sát đưa ra gợi ý và hỗ trợ khả năng tự phát triển của trẻ vì bản thân mỗi trẻ từ khi sinh ra vốn đã có khả năng tự học tuyệt vời. Nếu người lớn áp đặt, định hướng nhiều quá sẽ khiển cho trẻ mất khi khả năng tư duy vốn có. Do đó cần tạo môi trường, không gian cho trẻ tự trải nghiệm, khám phá để tự bản thân làm được nhiều điều hơn, phát huy khả năng tự học.

3. Lợi thế của phương pháp giáo dục Montessori

Trong môi trường Montessori, sự phát triển của trẻ nhỏ được tối đa hóa thông qua quá trình chuẩn bị một cách khoa học. Giáo viên hướng dẫn cẩn thận cho trẻ các hoạt động đã được chuẩn bị để trẻ tự xây dựng kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Trẻ sẽ được phát triền cá tính bản thân trong môi trường này thông qua các hoạt động có tính thu hút trẻ, thông qua các giác quan cảm nhận và khuyến khích trẻ khám phá thế giới.

4. Kết quả
Trẻ ham mê khám phá và giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng các dụng cụ học tập phù hợp nhằm phát triển sự kết hợp, tập trung, yêu cầu và cách tiếp cận học tập một cách độc lập.
Trẻ học cách hợp tác và thỏa hiệp.
Trẻ phát triển tất cả các mảng: thính giác, thị giác, vận động từ các dụng cụ học tập thiết kế riêng biệt theo phương pháp giáo dục Montessori kết quả là trẻ có cảm nhận về giác quan một cách tinh tế.
Trẻ hiểu biết tất cả các khía cạnh của môi trường học tập và văn hóa của mình ở mức độ riêng của mỗi trẻ.
Trẻ sẽ có mục tiêu để hướng tới và phát triển các kỹ năng để tự đánh giá sự tiến bộ và khả năng của mình.
Có cơ sở để đánh giá khả năng đặc biệt của mỗi trẻ (có sự quan sát, ghi nhận sự phát triển từng bước và tài năng của mỗi trẻ)
5. Nội dung Chương trình học của Montessori tập trung vào các lĩnh vực

a.  Hoạt động thực hành cuộc sống:

Trẻ được trải nghiệm những kỹ năng thực tế để tự chăm sóc và phục vụ bản thân như rót đồ uống, hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, tự mặc và cởi quần áo, …Trẻ chăm sóc môi trường bằng cách giữ lớp học sạch đẹp, tưới cây, quét bụi,… Trẻ cũng học được thói quen biết chờ đợi đến lượt mình, chờ đợi hoạt động mình muốn làm, đưa ra những lời nhận xét mang tính chất xây dựng và tích cực đồng thời biết lắng nghe người khác.

b. Hoạt động giác quan:

Phần này được thiết kế khoa học để phát triển, phân loại và đánh giá sự kích thích mà trẻ nhận được thông qua các giác quan. Những hoạt động này bao gồm 5 phần:
Thị giác …………………… tấm màu sắc, khối hình học, …
Thính giác ………………… khối hình trụ âm thanh, chuông, …
Vị giác …………………… khay vị giác, …
Khứu giác ………………… lọ khứu giác, …
Xúc giác …………………… túi thần kì, các loại vải, …

c. Toán học:

Tất cả các hoạt động toán học được thiết kế nhằm phát triển trí tuệ của trẻ. Việc học toán bắt đầu từ cách trẻ sử dụng các giáo cụ cụ thể như cây gậy số, số cát, đồ vật để đếm, xếp hình và các trò chơi toán học tại chỗ khác như nối ghép, phân loại, các phép tính và giá trị.

d. Ngôn ngữ:

Những hoạt động này được tổ chức theo trình tự phát triển tự nhiên của trẻ. Hàng ngày, trẻ được đọc sách, nghe kể chuyện, hát và lắng nghe các bạn khác chia sẻ. Âm vị của các chữ cái được giới thiệu thông qua phương pháp ngữ âm một cách tự nhiên. Các phụ huynh sẽ nhận thấy rằng con mình đang hình thành chữ và từ và bắt đầu đánh vần các từ đơn giản. Sự phát triển từ vựng của trẻ được nhấn mạnh ở tất cả các lĩnh vực bằng cách sử dụng các từ cụ thể để chỉ các đồ vật trong lớp. Khi trẻ 4 ½ tuổi, trẻ bắt đầu ghép các âm với nhau để đọc các từ ngắn và đến 5 tuổi, trẻ sẽ làm cha mẹ ngạc nhiên vì sự ham thích đọc và viết của mình.

e. Khoa học, địa lý, lịch sử, nghệ thuật, âm nhạc…

Khoa học: Thông qua các giáo cụ, trẻ học cách nối và phân loại các đồ vật và tranh ảnh giữa vật tĩnh và vật động, thực vật và động vật. Trẻ thích tạo ra các cuốn sách nhỏ về các ‘bộ phận’ của động vật như tai, mắt, đuôi, lưng, …, từ côn trùng đến động vật có vú. Khám phá thế giới thông qua các bông hoa, quả táo hoặc quả cam mang lại sự thích thú cho trẻ trong lớp học. Các giáo cụ khoa học của chúng tôi là niềm yêu thích của trẻ.

Địa lý: Trẻ được học về quả địa cầu, thế giới chúng ta đang sống và học về cấu tạo của đất, nước thông qua những con thuyền thu nhỏ nổi trên mặt hồ, vịnh thu nhỏ, … Trẻ được dùng bản đồ thế giới và bản đồ nước Mỹ cũng như thực hiện các hoạt động xếp hình, tô theo viền và tô màu bản đồ. Trẻ thích hát bài hát về các châu lục cho cha mẹ nghe!

Lịch sử: Môn học này được giới thiệu thông qua khái niệm về thời gian với các dụng cụ đo thời gian trong 1 phút, 2 phút đến 1 giờ. Trẻ sẽ tự làm các mốc thời gian cho chính mình với các bức ảnh và lịch tháng. Vào các ngày thứ 6, trẻ chuẩn bị các tác phẩm của mình thật cẩn thận để mang về cho cha mẹ xem!

Nghệ thuật: Trẻ của chúng tôi có được những kĩ năng tự thể hiện bản thân với bút chì màu, màu nước, sơn keo, đất nặn, xé dán và các loại vật liệu khác. Các giáo viên của chúng tôi rất giàu kinh nghiệm trong việc “khuyến khích” cảm giác thích thú làm hoạt động của trẻ để trẻ không phụ thuộc vào những lời khen.

Âm nhạc: Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong các hoạt động hàng ngày của lớp học theo các hình thức khác nhau như giai điệu, nhạc cụ, nhảy, hát hoặc đóng kịch. Các bài hát cổ điển hoặc về Chúa cũng được mở trong lớp. Trẻ có thể sử dụng tai nghe hoặc đài đĩa để nghe bản nhạc chúng yêu thích bất cứ lúc nào trẻ thích.

Giáo dục thể chất: Kể từ khi trẻ nhỏ biết ‘chuyển động’ và vận động cơ thể, trẻ có thể học được cách kiểm soát các cơ lớn và nhỏ. Trẻ kê bàn và bê ghế và tin rằng chúng ‘có thể làm được”! Chúng tôi cho trẻ ra ngoài ít nhất 30 phút mỗi ngày trừ những trường hợp trời mưa.
 

Thông báo
Ngày đầu tiên đi học

Đi học là một thay đổi cực kỳ lớn lao quan trọng với cho trẻ em và cả gia đình, cảm giác lo lắng sợ sệt kia cũng là một phản ứng hoàn toàn bình thường thôi. Tuy nhiên có rất nhiều cách để bạn tác động giúp quá trình này diễn ra suôn sẻ hơn, đồng thời mở đường tiếp cận và tham gia vào việc học hành của con sau này.

trangan monterssori